3 bước trị bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê đạt hiệu quả nhanh
Bạn đang đau đầu không hiểu vì sao cây cà phê trong vườn của mình bỗng nhiên vàng lá và chết dần không rõ nguyên nhân? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng lá thối rễ – một trong những vấn đề nghiêm trọng và phổ biến nhất trên cây cà phê. Trong bài viết này, Thủy Sính sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, và các biện pháp phòng trị hiệu quả giúp vườn cà phê khỏe mạnh và đạt năng suất cao nhé!.
1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Bệnh chủ yếu do sự tấn công của tuyến trùng và nấm gây hại.
Cụ thể, các loài tuyến trùng như Pratylenchus coffeae và Meloidogyne spp. xâm nhập vào rễ cây, tạo ra các vết thương và nốt sưng, làm suy yếu hệ rễ. Từ đó, các loại nấm ký sinh như Fusarium solani và Rhizoctonia solani dễ dàng xâm nhập qua những tổn thương này, gây thối rễ và cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê
Trên cành và lá:
- Lá vàng dần: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ xanh sang vàng, đặc biệt rõ rệt vào đầu mùa khô sau khi mưa dứt và chưa tưới nước.
- Lá rụng: Trong trường hợp nặng, lá rụng nhiều, cây héo khô và có thể chết.
- Cành khô và cây còi cọc: Cành cây khô dần, số lượng cành thứ cấp giảm, cây trở nên thấp và ít tán lá.
Trên rễ:
- Rễ tơ thối đen: Rễ tơ bị thối, chuyển sang màu đen, mất khả năng hút nước và dinh dưỡng.
- Rễ cọc thối và đứt ngang: Khi bệnh tiến triển, rễ cọc cũng bị thối và đứt, làm giảm sự vững chắc của cây.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh
3.1. Biện pháp xử lý khi cây cà phê đã bị nhiễm bệnh
Loại bỏ cây nhiễm nặng:
- Đối với cây bị nhiễm nặng, rễ mục hoàn toàn và không còn khả năng phục hồi, cần nhổ bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan. Đốt hoặc tiêu hủy cây bệnh cách xa vườn để ngăn nguồn lây nhiễm
- Đối với cây bị nhiếm bệnh nhẹ: Loại bỏ các cành lá bị vàng, rễ thối để giảm nguồn lây nhiễm và kích thích cây ra rễ mới.
Dùng thuốc trị nấm: Áp dụng thuốc trừ nấm và thuốc phòng trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl-M (có trong sản phẩm Rildzomigol Super 68WG) và Copper Hydroxide (có trong sản phẩm Chapaon của Thủy Sính) tiêu diệt các loại nấm gây bệnh vàng lá thối rễ, đặc biệt là nấm Fusarium spp. và Rhizoctonia solani giảm thiểu nguy cơ lây lan của tuyến trùng trong đất, bảo vệ rễ cây khỏi sự tấn công của chúng.

Kỹ thuật phun thuốc mang lại hiệu quả tối đa:
- Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật quanh gốc cây để thuốc thấm đều vào đất.
- Đào rãnh nhỏ hoặc xới nhẹ đất quanh tán cây (phạm vi từ thân ra hết tán lá).
- Phun đều thuốc quanh vùng rễ, tránh để thuốc đọng lại quá nhiều một chỗ.
Phục hồi cây cà phê:Sau khi cây cà phê đứng bệnh, bà con tiến hành kích rễ, tái tạo rễ tơ, rễ cám với sản phẩm Siêu Amino kết hợp cùng Siêu vi sinh để cải thiện chất lượng đất, kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng để phát triển cơi đọt cho cây bằng sản phẩm NPK 30-10-10 kết hợp cùng NPK 20-20-20
3.2. Biện pháp canh tác phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê
- Kiểm tra định kỳ: Theo dõi tình trạng của rễ và cây thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cải thiện thoát nước trong vườn: Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt, đặc biệt vào mùa mưa, để tránh ứ đọng nước quanh rễ cây, hạn chế môi trường cho nấm và tuyến trùng phát triển.
- Bón phân cân đối: Đảm bảo bổ sung đầy đủ và cân đối đặc biệt là kali, canxi và magiê., và các vi lượng thiết yếu.
- Vệ sinh vườn trồng: Thường xuyên loại bỏ lá rụng, cỏ dại và những cây bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh.
- Phòng trị tuyến trùng sớm bằng chế phẩm sinh học: Sử dụng Trichoderma (Siêu vi sinh humic) để phòng trị tuyến trùng từ sớm.
- Xử lý đất trước khi trồng: Nếu có lịch sử bệnh thối rễ, đất cần được xử lý bằng các biện pháp sinh học hoặc hóa học để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trước khi trồng cà phê.
- Tránh gây tổn thương cơ giới cho cây: Tránh tạo vết thương cơ học trên cây, đặc biệt vào mùa mưa. Chỉ xới xáo nhẹ để làm xốp đất trước mùa mưa, tránh xới quá sát hoặc quá sâu quanh gốc cây để bảo vệ bộ rễ.
- Chọn giống kháng bệnh: Sử dụng các giống cà phê đã được chứng minh là có khả năng kháng bệnh tốt, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê là một mối đe dọa lớn đối với năng suất và kinh tế của bà con. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con ngăn chặn và kiểm soát bệnh này. Nếu bạn cần thêm tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của Thủy Sính để được hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất cho vườn cà phê của mình.
Bạn đánh giá thế nào về bài viết ?





Đánh giá bài viết

Từ những ý kiến đóng góp của khách hàng, chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhận và cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Những sản phẩm
có thể bạn quan tâm
Sản phẩm đã xem
Không có sản phẩm nào đã xem!