Xử lý triệt để mọt đục cành cà phê nên sử dụng thuốc gì?

Bạn muốn kiểu chữ nào để hiển thị:

Bà con có từng gặp tình trạng cành cà phê khô héo một cách bất thường, dù vườn cây vẫn được chăm sóc đầy đủ? Đây là chính là dấu hiệu của mọt đục cành hại cà phê – một loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây cà phê. Mọt đục cành âm thầm phá hủy từ bên trong, làm giảm khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Vậy, loại mọt này hoạt động ra sao? Làm thế nào để nhận biết và xử lý hiệu quả? Hãy cùng Thủy Sính tìm hiểu để bảo vệ vườn cà phê của bà con một cách tốt nhất.

1. Tìm hiểu về mọt đục cành hại cà phê

1.1. Mọt đục cành hại cà phê là gì?

Mọt đục cành thuộc họ bọ cánh cứng, có tên khoa học là Xylosandrus compactus. Đây là một loại sâu bệnh phổ biến gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê, đặc biệt tại các khu vực canh tác tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

Mọt đục cành có khả năng lây lan rất nhanh từ cành này sang cành khác, cây này sang cây khác. Ngoài ra, loại mọt này trở thành nguồn lây lan tiềm ẩn nếu không được xử lý kịp thời, tăng nguy cơ phát tán bệnh trên diện rộng.

Giới thiệu về mọt đục cành hại cà phê
Giới thiệu về mọt đục cành hại cà phê

1.2. Đặc điểm hình thái của mọt đục cành cà phê

Vòng đời của mọt đục cành kéo dài từ 31 – 48 ngày và trải qua 4 giai đoạn phát triển: trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng biệt:

Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
Trứng Kích thước nhỏ (rộng 0,3 mm, dài 0,5 mm), màu trắng ngà, thường được đẻ rải rác bên trong cành cây kéo dài từ 5-6 ngày.
Sâu non Cơ thể màu trắng kem, đầu màu nâu nhạt, không có chân, dài khoảng 2 mm. Đây là giai đoạn gây hại mạnh nhất, kéo dài từ 12-15 ngày.
Nhộng Màu trắng kem, kích thước gần bằng mọt trưởng thành. Giai đoạn này không hoạt động gây hại, kéo dài từ 7-8 ngày.
Mọt trưởng thành Mọt đục cành trưởng thành là loài bọ cánh cứng nhỏ, hình bầu dục, với đặc điểm phân biệt giữa con cái và con đực như sau:

  • Con cái:
    • Màu nâu sẫm đến đen bóng.
    • Chiều dài cơ thể từ 1,4 đến 1,9 mm, gấp đôi chiều rộng.
    • Có cánh dài, giúp di chuyển và tấn công cây trồng.
  • Con đực:
    • Màu nâu xám.
    • Kích thước nhỏ hơn con cái, dài từ 0,8 đến 1,1 mm.
    • Không có cánh dài, chủ yếu sống trong tổ và ít di chuyển.
Vòng đời mọt đục cành hại cà phê
Vòng đời mọt đục cành hại cà phê

1.3 Cách thức gây hại của mọt đục cành trên cây cà phê

Mọt đục cành thường gây hại vào cuối mùa mưa đầu mùa khô, bắt đầu phá hoại vào khoảng tháng 9 và tháng 10, với đợt bùng phát mạnh nhất diễn ra từ tháng 12 đến tháng 1. Loài mọt này phát triển mạnh trên các vườn cà phê giai đoạn kiến thiết (2-3 năm đầu), khi cây còn non và dễ tổn thương. 

Giai đoạn tấn công ban đầu

  • Mọt trưởng thành tấn công cây bằng cách đục một lỗ nhỏ trên các cành tơ hoặc chồi non.
  • Chúng đào rãnh bên trong cành, tạo tổ rỗng để làm nơi đẻ trứng.

Quá trình đẻ trứng và dinh dưỡng

  • Mọt cái đẻ trứng bên trong hang rỗng.
  • Chúng mang theo bào tử nấm Ambrosia vào tổ, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Khi trứng nở, sâu non không ăn gỗ mà chỉ ăn nấm Ambrosia – nguồn thức ăn duy nhất của chúng.

Giai đoạn phát triển của sâu non và gây hại

  • Sâu non phát triển trong tổ từ 4 – 6 tuần trước khi trưởng thành.
  • Cành cây bị rỗng, suy yếu, làm giảm khả năng dẫn nhựa, gây khô cành.
  • Khi bị mọt đục nhiều, cây có biểu hiện vàng lá, héo cành, rụng lá và suy giảm năng suất nghiêm trọng.
Quá trình gây hại của mọt đục cành trên cây cà phê
Quá trình gây hại của mọt đục cành trên cây cà phê

2. Triệu chứng gây hại mọt đục cành trên cà phê

Mọt đục cành gây ra các triệu chứng rõ rệt trên cây cà phê thường biểu hiện triệu chứng với 3 giai đoạn

  • Giai đoạn đầu:
    • Xuất hiện các lỗ đục nhỏ trên cành cà phê, thường nằm ở phía dưới các cành tơ hoặc gần các chồi vượt.
    • Mùn cưa màu vàng nâu hoặc trắng rơi xuống xung quanh gốc hoặc bám trên cành.
    • Các vảy bao hình tam giác ở đốt cành chuyển sang màu đen hoặc nâu sẫm.
  • Giai đoạn giữa:
    • Cành bị héo, chỉ còn lại vài cặp lá ở phía đầu cành.
    • Các lá còn sót lại thường có dấu hiệu héo rũ và dễ rụng khi có tác động nhẹ.
  • Giai đoạn nặng:
    • Cành khô hoàn toàn, mất khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng.
    • Khi chẻ dọc cành, bà con sẽ thấy phần ruột bị rỗng và có thể phát hiện trứng hoặc ấu trùng mọt bên trong.
Triệu chứng gây hại mọt đục cành trên cà phê
Triệu chứng gây hại mọt đục cành trên cà phê

3. Biện pháp xử lý và phòng trừ mọt đục cành cà phê

Mọt đục cành là mối đe dọa nghiêm trọng đối với năng suất và sức khỏe của vườn cà phê. Vì vậy, việc xử lý và phòng trừ kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của loài sâu bệnh này. Dưới đây là một số biện pháp mà bà con có thể tham khảo

3.1. Biện pháp xử lý mọt đục cành

Bước 1: Cắt tỉa cành bị hại

  • Loại bỏ sớm các cành đã bị mọt tấn công, đặc biệt các cành có dấu hiệu khô héo, lỗ đục, hoặc tổ rỗng.
  • Khi cắt, cần đảm bảo cắt sâu vào phần cành lành ít nhất 8cm tính từ vị trí lỗ đục để loại bỏ toàn bộ tổ mọt.
  • Thu gom và đốt toàn bộ cành đã cắt để tiêu diệt trứng, sâu non, và mọt trưởng thành.

Bước 2:Phun thuốc xử lý:

  • Một trong những loại thuốc đặc trị hiệu quả trong việc kiểm soát mọt đục cành là Ledan 95SP với hoạt chất Cartap Hydrochloride 95%. Đây là loại thuốc chuyên dụng có tính lưu dẫn và thấm sâu, giúp tiêu diệt mọt ở cả các giai đoạn: trứng, sâu non và mọt trưởng thành. Thuốc kXâm nhập vào côn trùng qua tiếp xúc và đường tiêu hóa làm tê liệt hệ thần kinh của mọt, khiến chúng ngừng ăn và chết trong thời gian ngắn.
  • Pha thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì và phun vào các cành chưa bị hại để phòng ngừa sự lây lan.
  • Phun kỹ vào thân và cành tơ, đặc biệt là khu vực xuất hiện lỗ đục hoặc dấu hiệu mọt gây hại. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để đảm bảo tiêu diệt hết mọt.
Phun thuốc xử lý mọt đục cành hại cà phê
Phun thuốc xử lý mọt đục cành hại cà phê

3.2. Biện pháp phòng trừ mọt đục cành

Kiểm tra và phát hiện sớm: Quan sát vườn định kỳ để phát hiện sớm các lỗ đục nhỏ hoặc dấu hiệu héo rũ trên cành. Xử lý ngay lập tức khi phát hiện các cành có dấu hiệu bị mọt tấn công để ngăn ngừa lây lan.

Vệ sinh vườn và cắt tỉa định kỳ: Loại bỏ các cành yếu, khô, chết hoặc bị tổn thương để hạn chế nơi trú ẩn của mọt. Duy trì vườn thông thoáng, giảm độ rậm rạp của tán cây để ngăn ngừa sâu bệnh phát triển. Dọn sạch cỏ dại, lá rụng và các tàn dư thực vật trong vườn để hạn chế nơi trú ngụ của mọt.

Bổ sung dinh dưỡng: Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học để tăng cường sức khỏe cây trồng, giúp cây có sức đề kháng tốt hơn trước sâu bệnh.

Bổ sung nước trong mùa khô: Tưới nước đầy đủ, đặc biệt trong mùa khô, để cây không bị suy yếu – một điều kiện thuận lợi cho mọt phát triển.

Sử dụng giống kháng bệnh: Chọn các giống cà phê có khả năng kháng mọt tốt để giảm nguy cơ tấn công.

Trồng cà phê với mật độ phù hợp: Nên trồng cà phê với mật độ giúp cây nhận đủ ánh sáng, dinh dưỡng và giảm độ ẩm trong tán cây, hạn chế môi trường phát triển của mọt. Tăng cường đa dạng sinh học bằng cách trồng xen các cây che bóng hoặc cây phủ đất để giảm sức ép từ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ mọt đục cành hại cà phê
Biện pháp phòng trừ mọt đục cành hại cà phê

4. Câu hỏi thường gặp khi xử lý mọt đục cành hại cà phê

Mọt đục cành cà phê có thể lây lan nhanh đến mức nào?

Mọt trưởng thành có khả năng bay xa để tìm kiếm các cành hoặc cây mới, giúp chúng lây lan nhanh chóng trong vườn cà phê hoặc sang các vườn lân cận. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, dịch mọt có thể lan rộng chỉ sau 3-4 tháng, với tỷ lệ gây hại cao từ 10% đến 38% trên diện tích vườn cây.

Tại sao mọt đục cành thường tấn công cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản?

Cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết (2-3 năm đầu) có thân cành non mềm và sức đề kháng kém hơn cây trưởng thành, khiến chúng dễ bị mọt đục cành tấn công.

Có xử lý triệt để được mọt đục cành cà phê không?

Có, bà con có thể kiểm soát hiệu quả nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý và phòng ngừa như ở trên.

Mọt đục cành là mối nguy lớn với cây cà phê, nhưng bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu xử lý đúng cách và kịp thời. Thủy Sính cam kết đồng hành cùng bà con trong việc bảo vệ vườn cà phê và nâng cao hiệu quả sản xuất. Với kinh nghiệm và giải pháp chuyên sâu, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bà con từ tư vấn đến cung cấp các sản phẩm phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Thủy Sính để nhận được sự hỗ trợ kịp thời:

Đừng chần chừ, chúng tôi luôn ở đây để cùng bà con bảo vệ mùa vụ và nâng cao gấp đôi năng suất thu hoạch!

Tác giả bài viết
Thanh Thuận

Thanh Thuận

Thanh Thuận - Tôi là Kỹ Thuật Viên Nông nghiệp tại công ty Thủy Sính. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cây trồng, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp bà con có Giải pháp chăm sóc cây trồng mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Tôi hy vọng kiến thức và kinh nghiệm tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bà con nông dân

Bạn đánh giá thế nào về bài viết ?

Thất vọng
Không hữu ích
Bình thường
Hữu ích
Rất hữu ích

Những sản phẩm
có thể bạn quan tâm

4.9(66)
Đã bán 15.267
Mua 2 tặng 1
Liên hệ
4.9(59)
Đã bán 10.991
Giá chiết khấu
100.000 VNĐ
4.9(75)
Đã bán 15.872
Mua 2 Thùng Freeship
Liên hệ
4.9(72)
Đã bán 10.873
Giá chiết khấu
Liên hệ
4.9(83)
Đã bán 10.762
Mua 2 Freeship
Liên hệ

Sản phẩm đã xem

Không có sản phẩm nào đã xem!