Chăm sóc cây tiêu trong mùa mưa hiệu quả, đạt năng suất
Tiêu là cây trồng khó tính, đặc biệt là càng khó chăm sóc hơn trong mùa mưa. Làm thế nào để hồ tiêu vượt qua rào cản về thời tiết và đạt năng suất cao? Cùng Thủy Sính khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
1. Các vấn đề thường gặp trên cây tiêu vào mùa mưa
Mùa mưa có vai trò trọng trong vòng đời của cây tiêu. Nhưng đây cũng là lúc chúng dễ bị tổn thương. Khi vào đầu mùa mưa, hồ tiêu bước vào giai đoạn ra lá non, cựa gà và gié nên rất nhạy cảm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tiêu sẽ gặp các tình trạng như:
- Rụng hoa, rụng trái non
- Ngập úng, thối rễ thậm chí chết cây
- Khó ra bông, đậu trái
- Dễ bị nấm bệnh gây hại dẫn đến chết nhanh, chết chậm
- Sâu bệnh hại tấn công như rệp sáp, bọ trĩ

2. Các yếu tố cần thiết cho hồ tiêu giai đoạn mùa mưa
Trong giai đoạn mùa mưa, hồ tiêu cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Dưới đây là các yếu tố cần thiết đối với hồ tiêu trong mùa mưa:
- Chất Lượng Đất: Đảm bảo đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để rễ tiêu có thể phát triển.
- Cân bằng độ ẩm: Duy trì độ ẩm phù hợp. Tránh để vườn ẩm ướt sẽ gây khó khăn trong tiến trình ra hoa, đậu trái cũng như tạo môi trường sâu bệnh tấn công.
- Dinh dưỡng cân đối: Tiêu cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để phát triển thân cành, nuôi hoa và nuôi trái.

3. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu trong mùa mưa
Chăm sóc cây tiêu đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm lẫn kiến thức của người trồng. Nhất là trong mùa mưa, bà con cần đặc biệt chú ý đến điều kiện thời tiết cũng như tình trạng thực tế của vườn. Sau đây, Thủy Sính sẽ chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây tiêu mùa mưa hiệu quả, giúp tiêu khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Tỉa cành, sửa tán cho hồ tiêu vào mùa mưa
Nếu bà con trồng tiêu bằng trụ sống, hãy cắt tỉa bớt cành lá của trụ. Điều này không chỉ tăng cường thoáng khí mà còn hạn chế gãy cây, gãy cành khi gặp gió mưa. Bên cạnh đó, bà con cần tỉa tán cho hồ tiêu để đảm bảo tán cây không quá dày và tạo độ thông thoáng nhất định.
- Tỉa bỏ cành yếu, sâu bệnh, chết héo.
- Cắt cành dây lươn để cây tập trung nuôi cành ngang (cành cho trái sau này).
- Cắt tỉa những cành mọc sát gốc.

Tạo rãnh thoát nước vườn tiêu vào mùa mưa
Trong mùa mưa, không chỉ nước đọng lại trên mặt đất mà mực nước ngầm cũng có thể dâng cao, làm cho đất trở nên bí bách. Điều này có thể làm tổn thương rễ cây và dẫn đến tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt. Vì vậy, sau mỗi trận mưa, hãy đào rãnh thoát nước trên vườn.
- Đối với những vườn tiêu trồng trên đất dốc: Cần làm hệ thống thoát nước để bảo vệ đất khỏi xói mòn và rửa trôi chất màu trong đất.
- Ở vùng đất bằng phẳng (gần sông, suối, hay hồ lớn): Cần chú ý hạ thấp mực nước ngầm để lớp đất màu luôn thoáng khí.

Xới đất tạo thông thoáng: Sau một trận mưa lớn, khi trời nắng trở lại, hãy xới nhẹ lớp đất bị đóng váng trên mặt để giữ cho độ ẩm trong đất luôn ở mức phù hợp.
Bón phân cho hồ tiêu trong mùa mưa
Nếu đất còn ướt và nhão, tránh đi lại nhiều trên vườn. Chỉ thực hiện bón phân khi trời đã khô ráo và đất đã đủ độ ẩm, dễ xới. Nếu vườn hồ tiêu chưa cho trái, cần bón phân để cây phát triển khỏe mạnh. Còn khi vườn đã thu hoạch, nên bón phân giúp cây tiếp tục ra nhiều hoa và đậu trái.
Trong mùa mưa, lượng phân bón cho mỗi gốc tiêu có thể như sau:
- Phân chuồng đã hoai mục: 15 – 20 kg
- Phân đạm urê: 100 – 200 gam
- Phân lân: 200 – 300 gam
- Kali Sunfat: 60 – 100 gam

Cách bón phân: Phân chuồng và phân lân có thể bón một lần vào đầu mùa mưa. Còn phân đạm và phân Kali nên chia ra 3 – 4 lần bón, mỗi lần cách nhau khoảng một tháng (lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa).
Lưu ý: Khi bón phân, rải đều quanh gốc cây trong phạm vi đường kính 1 mét. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, bà con có thể tăng lượng phân chuồng, vi sinh và giảm phân hóa học tương ứng. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của hồ tiêu tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh hại trong mùa mưa
- Kiểm soát nấm bệnh: Mưa lớn kéo dài sẽ tạo điều kiện cho Phytophthora, tuyến trùng có sẵn trong đất tấn công vào rễ và phần thân dưới đất. Từ đó gây nên các bệnh chết nhanh, chết chậm ở hồ tiêu. Bên cạnh việc vệ sinh vườn và bón phân để tăng sức chống chịu, bà con có thể sử dụng các loại thuốc như RILDZOMIGOL SUPER 68WG. Ngoài ra, nên sử dụng siêu vi sinh Trichoderma (ở đầu hoặc giữa mùa mưa) để tiêu diệt nấm một cách hiệu quả.

- Kiểm soát côn trùng hại: Như đã chia sẻ, mùa mưa cũng là lúc cây tiêu ra hoa, đậu trái. Do đó sẽ khó tránh khỏi bọ xít muỗi, rệp sáp,… tấn công. Bà con nên phun thuốc phòng trừ côn trùng để bảo vệ cây trồng.

Lưu ý: Sau khi kiểm soát nấm bệnh ít nhất 1 tuần, bà con mới nên tiến hành phòng trừ côn trùng. Không phun, tưới cùng lúc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bà con kỹ thuật chăm sóc cây tiêu trong mùa mưa. Hy vọng với những kiến thức này, bà con sẽ biết cách bảo vệ cây tiêu khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững sau này. Nếu bà con đang gặp khó khăn khi chăm sóc hồ tiêu, hãy liên hệ Thủy Sính qua hotline 0905 908 500 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bạn đánh giá thế nào về bài viết ?





Đánh giá bài viết

Từ những ý kiến đóng góp của khách hàng, chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhận và cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Những sản phẩm
có thể bạn quan tâm
Sản phẩm đã xem
Không có sản phẩm nào đã xem!