TOP 6 loại bệnh thường gặp trên cây cà phê, bạn nên biết

Bạn muốn kiểu chữ nào để hiển thị:

Đằng sau những vườn cà phê xanh tốt là mối nguy từ các loại bệnh hại đang âm thầm tấn công, đe dọa năng suất và chất lượng.  Để cứu vãn mùa vụ trước khi quá muộn, bạn cần hiểu rõ bệnh thường gặp trên cây cà phê và biết cách đối phó hiệu quả. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết này cua Thủy Sính!

1. Bệnh nấm hồng trên cây cà phê (Corticicum salmonicolor)

Nấm hồng do tác nhân Corticicum salmonicolor gây ra. Bệnh nấm hồng trên cây cà phê có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện đặc trưng, thường xuất hiện trên thân và cành của cây. 

  • Giai đoạn đầu: Các vết bệnh xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ màu hồng trên thân hoặc cành cây. Các đốm này sau đó phát triển thành các vùng bệnh lớn hơn, chuyển màu vàng nhạt và cuối cùng là trắng xám.
  • Bệnh phát triển nặng: Nếu bệnh tiến triển, nấm có thể tạo ra một lớp tơ mỏng bao phủ các phần bị nhiễm, chủ yếu là thân cây và cành. Lớp nấm này có thể lan rộng và bao quanh toàn bộ thân cây, gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê.
  • Tác Động Đến Lá: Lá cây gần khu vực bị nhiễm nấm thường chuyển màu vàng, héo úa và rụng sớm. Điều này làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cà phê.

>>>Tìm hiểu cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

2. Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê

Bệnh thối rễ tơ chủ yếu do các loại nấm trong đất như Fusarium spp., Rhizoctonia solani, và Pythium spp. Cây cà phê bị bệnh thối rễ tơ thường có các dấu hiệu bên ngoài và bên trong dễ nhận biết:

  • Lá cây: Lá bắt đầu vàng úa, từ những lá già đến lá non, và dễ bị rụng. Hiện tượng héo rũ xuất hiện khi bệnh nặng.
  • Thân cây: Thân cây kém phát triển, cành khô, cứng và dễ gãy. Cây thường có biểu hiện còi cọc, không phát triển mạnh mẽ như bình thường.
  • Rễ cây: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất. Khi đào rễ, rễ cây chuyển sang màu nâu đen, mềm nhũn, có thể thấy rõ rễ tơ bị thối và phân hủy. Rễ mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng, làm cây suy yếu dần.
Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê
Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê

3. Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Trên Cây Cà Phê

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê thường xuất phát từ các vết thương cơ học do tuyến trùng Pratylenchus coffeaeMeloidogyne sp gây ra, kết hợp với nấm Fusarium solaniRhizoctonia solani.  Dấu hiệu của bệnh vàng lá thối rễ có thể dễ dàng quan sát trên cây cà phê qua các giai đoạn phát triển của cây. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Lá cây chuyển màu vàng nhạt: Phần lá già thường là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Lá bắt đầu chuyển vàng từ gân lá ra ngoài, biểu hiện rõ rệt nhất là vào mùa mưa, khi độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Thối rễ, đen rễ: Rễ cây sẽ thối, chuyển sang màu đen và có mùi hôi khó chịu. Cây mất khả năng hút nước và dinh dưỡng, khiến cây chậm phát triển hoặc chết đứng.

>>> Hướng dẫn đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

Biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê
Biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

4. Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Nguyên nhân bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là do nấm Hemileia vastatrix dòng B và nấm Hemileia vastatrix dòng Br , thường xuất hiện ở lá cây cà phê, đặc biệt là các lá già gần gốc. Dấu hiệu nhận biết

  • Vết đốm màu vàng: Những đốm nhỏ màu vàng bắt đầu xuất hiện trên mặt dưới của lá cà phê.
  • Biến đổi thành màu cam và gỉ sắt: Sau một thời gian ngắn, các vết đốm này chuyển sang màu cam, tạo nên các bào tử nấm. Nhìn từ xa, cây trông như bị gỉ sắt, đây là lý do tên bệnh ra đời.
  • Lá rụng sớm: Nếu không được xử lý kịp thời, lá sẽ rụng sớm, khiến cây mất đi khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cà phê một cách nghiêm trọng.

>>> Xử lý hiệu quả bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê
Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

5. Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Nấm Colletotrichum là nguyên nhân chính gây ra bệnh khô cành, khô quả. Dấu hiệu để bà con nhân nhận biết bệnh tấn công cây cà phê:

  • Cành khô héo: Cành cây bắt đầu khô héo từ ngọn xuống, lá úa vàng và rụng dần. Cành không còn khả năng nuôi dưỡng quả và lá.
  • Quả khô đen: Quả cà phê bị khô sớm khi chưa chín, vỏ quả trở nên cứng và chuyển màu đen.
  • Cây không phát triển: Cành và quả bị nhiễm bệnh sẽ không phát triển tiếp, dẫn đến sự giảm sút năng suất nghiêm trọng.
Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê
Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

6. Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê (Zhizoctonia solani)

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani và Fusarium spp gây ra. Bệnh thường có các biểu hiện như sau:

  • Vết thối tại cổ rễ: Ban đầu, vết bệnh xuất hiện ở vùng cổ rễ với màu nâu đen, gây thối rễ.
  • Cổ rễ teo lại: Vùng rễ dưới mặt đất teo lại, cây mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Lá vàng và héo rụng: Do hệ thống rễ bị hư hại, lá cây trở nên vàng úa, héo và rụng dần.

>>> Kỹ thuật xử lý bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê

Bệnh lỡ cổ rễ gây hại cho cây cà phê
Bệnh lỡ cổ rễ gây hại cho cây cà phê

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về 6 loại bệnh thường gặp trên cây cà phê. Hãy luôn theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng vườn cà phê của mình để phòng ngừa và xử lý kịp thời những mối đe dọa từ các loại bệnh này, đảm bảo một vụ mùa bội thu.

Tác giả bài viết
Thanh Thuận

Thanh Thuận

Thanh Thuận - Tôi là Kỹ Thuật Viên Nông nghiệp tại công ty Thủy Sính. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cây trồng, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp bà con có Giải pháp chăm sóc cây trồng mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Tôi hy vọng kiến thức và kinh nghiệm tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bà con nông dân

Bạn đánh giá thế nào về bài viết ?

Thất vọng
Không hữu ích
Bình thường
Hữu ích
Rất hữu ích

Những sản phẩm
có thể bạn quan tâm

4.9(66)
Đã bán 15.267
Mua 2 tặng 1
Liên hệ
4.9(59)
Đã bán 10.991
Giá chiết khấu
100.000 VNĐ
4.9(75)
Đã bán 15.872
Mua 2 Thùng Freeship
Liên hệ
4.9(72)
Đã bán 10.873
Giá chiết khấu
Liên hệ
4.9(83)
Đã bán 10.762
Mua 2 Freeship
Liên hệ

Sản phẩm đã xem

Không có sản phẩm nào đã xem!