3 Bước xử lý bệnh lỡ cổ rễ cà phê nhanh chóng, triệt để

Bạn muốn kiểu chữ nào để hiển thị:

Bệnh lở cổ rễ, còn gọi là “thối cổ rễ”, là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây cà phê. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây chết cây hàng loạt. Bệnh lỡ cổ rễ cà phê là do nguyên nhân nào? Làm sao trị triệt để? Tham khảo ngay cách phòng và trị bệnh hiệu quả được nhiều kỹ sư nông nghiệp khuyến cáo.

1. Nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê

Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê chủ yếu do nấm Rhizoctonia solaniFusarium spp. gây ra, dẫn đến tình trạng thối rễ, suy giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng, làm cây héo úa và chết​.

Nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê
Nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê

Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển:

  • Nhiệt độ và độ ẩm cao: Nhiệt độ lý tưởng từ 25–30°C và độ ẩm trên 85% giúp nấm phát triển mạnh. Mưa nhiều hoặc thời tiết nóng lạnh thất thường tạo điều kiện lây lan bệnh.
  • Đất ẩm ướt, thoát nước kém: Đất bị ứ nước do hệ thống thoát nước không tốt hoặc mưa kéo dài thúc đẩy sự phát triển của nấm.
  • Mật độ trồng dày, thiếu thông thoáng:Trồng cây quá dày làm tăng độ ẩm và giảm sự lưu thông không khí, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh:Nấm tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh và trong đất dưới dạng hạch nấm hoặc sợi nấm.Hạch nấm có thể tồn tại trong đất nhiều năm, sẵn sàng tấn công khi gặp điều kiện thuận lợi.
  • Tác động đến bộ rễ: Tác động cơ học làm tổn thương cây trong quá trình làm cỏ, bón phân, xới đất cũng có thể tạo điều kiện cho nấm dễ dàng xâm nhập. 

2. Triệu chứng nhận biết bệnh lở cổ rễ ở cà phê

Trên rễ: Vùng cổ rễ xuất hiện các vết thâm hoặc thối nhẹ, sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. Hệ thống rễ bị thối rữa và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Trên thân: Phần cổ rễ (vùng tiếp giáp giữa thân và rễ) xuất hiện các vết thối đen, thân cây bị teo lại, có thể thấy các chấm màu đen.

Trên lá: Lá cây cà phê bị lở cổ rễ thường biến đổi màu sắc, từ xanh đậm chuyển sang vàng hoặc nâu cũng như xuất hiện tình trạng nứt nẻ, co rút và khô héo dần từ phía dưới lên đến ngọn cây.

Trên cây con: Cây héo rũ, ngã ngang dù lá còn xanh; bệnh thường tấn công mạnh trong khoảng 5-20 ngày sau khi gieo trồng.
Trên cây lớn: Vỏ cây bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối có màu nâu đỏ, thân bị nứt, cây chậm phát triển và có thể chết nếu không được xử lý kịp thời.

Biểu hiện bệnh lỡ cổ rễ ở cà phê
Biểu hiện bệnh lỡ cổ rễ ở cà phê

3. Hậu quả của bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê

Bệnh lở cổ rễ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho cây cà phê, ảnh hưởng đến cả chất lượng lẫn sản lượng. Dưới đây là các hậu quả chính:

  • Cây bị chết từng phần hoặc toàn bộ: Khi nấm tấn công mạnh mẽ vào phần rễ và cổ rễ, cây cà phê có thể chết từng phần, thậm chí chết toàn bộ nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời.
  • Suy yếu và giảm năng suất: Bệnh làm hệ thống rễ cây suy yếu, giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây phát triển chậm, năng suất giảm sút
  • Quả cà phê không chín đều, kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ: Do cây không hấp thu đủ dinh dưỡng, quả cà phê không đạt được kích thước và trọng lượng tốt nhất, ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê thu hoạch.
  • Lây nhanh cho toàn bộ vườn: Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong vườn cà phê, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, khiến nhiều cây bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho bà con nông dân.
Hậu quả bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê
Hậu quả bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê

4. Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lở cổ rễ cà phê

4.1 Phương pháp xử lý bệnh lở cổ rễ cà phê

Để xử lý hiệu quả bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê, bà con cần tuân thủ theo từng bước cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm tra và phát hiện bệnh sớm
Ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê, bà con cần có biện pháp xử lý và cách lý để ngăn chặn tối đa sự lây lan của bệnh.

  • Cây bị nhiễm nặng cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi vườn để tránh lây lan. Đào rễ cây lên và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn sâu để ngăn nấm phát tán.
  • Đối với những cây bị bệnh nhẹ, cắt bỏ các phần rễ tơ, rễ cám và thân cây bị nhiễm nấm. Phần đất xung quanh gốc cây cũng cần được cải tạo bằng cách bón vôi để khử trùng.

Bước 2: Sử dụng thuốc trừ nấm

  • Thuốc hóa học: Áp dụng thuốc trừ nấm như Rildzomigol, chứa MancozebMetalaxyl-M. Những hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm cũng như thấm sâu vào rễ phá vỡ sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh, ức chế quá trình hình thành vỏ tế bào và khiến nấm bệnh chết đi.
Phun thuốc đặc trị bệnh lỡ cổ rễ trên cà phê
Phun thuốc đặc trị bệnh lỡ cổ rễ trên cà phê

Bước 3: Bổ sung các sản phẩm kích rễ

Sau khi xử lý nấm gây bệnh lở cổ rễ, cây cà phê thường bị suy yếu do mất một phần rễ và dinh dưỡng. Để giúp cây nhanh chóng phục hồi và tiếp tục phát triển, bà con nên sử dụng các sản phẩm kích thích rễ như Siêu vi sinhSiêu Amino.

Siêu vi sinh là các chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ vi sinh vật trong đất, tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. 

Siêu Amino giàu axit amin và vi lượng, có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới và kích thích bộ rễ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, các dưỡng chất này còn giúp cây tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi bị bệnh.

Phục hồi cây cà phê bị lỡ cổ rễ
Gải pháp phục hồi cây cà phê bị lỡ cổ rễ xanh tốt, bung rễ mạnh

4.2 Phương pháp phòng ngừa bệnh lỡ cổ rễ trên cà phê

  • Cải thiện hệ thống thoát nước: Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh.
  • Tránh làm tổn thương gốc cây: Trong quá trình canh tác, hạn chế tối đa việc làm tổn thương rễ cây, đặc biệt là khi làm cỏ hoặc đánh chồi quanh gốc.
  • Vệ sinh vườn thường xuyên: Loại bỏ tàn dư cây bị bệnh và giữ cho vườn thông thoáng. Cắt tỉa những nhánh cây không cần thiết để ánh sáng và không khí lưu thông tốt, giảm ẩm độ ở gốc cây.
  • Cải tạo đất: Đất cần có độ tơi xốp, thoáng khí, duy trì pH ổn định (từ 5.5 – 6.5)
  • Hạn chế tưới nước quá mức: Chỉ tưới đủ nước để cây phát triển, không tưới quá nhiều, tránh làm tích tụ nước gần gốc cây.
  • Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ hoai mục kết hợp với các chế phẩm sinh học giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường dinh dưỡng cho đất, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Kiểm soát cỏ dại: Cỏ dại là nguồn gây bệnh tiềm ẩn vì chúng có thể chứa các bào tử nấm gây hại. Do đó, việc kiểm soát cỏ dại quanh gốc cây là rất quan trọng để phòng ngừa bệnh lở cổ rễ.
  • Kiểm soát mật độ cây trồng: Trồng cây với mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày để cây có đủ không gian phát triển, ánh sáng và không khí thông thoáng, giúp giảm độ ẩm xung quanh thân và gốc cây
  • Chọn giống kháng bệnh: Đầu tư vào giống cà phê có khả năng kháng bệnh tốt là biện pháp lâu dài và hiệu quả nhất.
Chăm sóc cà phê bị lỡ cổ rễ
Chăm sóc cà phê bị lỡ cổ rễ

5. Các câu hỏi thường gặp khi phòng trị bệnh lỡ cổ rễ ở cà phê

Bệnh lở cổ rễ có thể phòng ngừa được không?
Có thể, thông qua việc chọn giống kháng bệnh, cải thiện điều kiện đất và quản lý tưới nước hợp lý, bà con có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Cây cà phê bị nhiễm bệnh lở cổ rễ có thể phục hồi hoàn toàn không?

Nếu bệnh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, cây cà phê có khả năng phục hồi và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, đối với những cây bị nhiễm bệnh nặng, khả năng phục hồi có thể bị hạn chế và cần loại bỏ cây để tránh lây lan.

Có cần phải nhổ bỏ toàn bộ cây bị bệnh không?

Không phải tất cả các cây bị nhiễm bệnh đều cần nhổ bỏ. Đối với những cây bị nhiễm bệnh nhẹ, bà con có thể cắt tỉa phần bị nhiễm và sử dụng thuốc trừ nấm để xử lý. Tuy nhiên, nếu cây bị bệnh nặng và không có khả năng phục hồi, cần nhổ bỏ hoàn toàn để ngăn ngừa bệnh lây lan sang các cây khác.

Bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời là chìa khóa giúp bà con nông dân kiểm soát tốt tình hình. Nếu bà con vẫn còn băn khoăn về cách phòng trị, hãy liên hệ ngay với Thủy Sính để được tư vấn chi tiết nhất nhé.

Tác giả bài viết
Thanh Thuận

Thanh Thuận

Thanh Thuận - Tôi là Kỹ Thuật Viên Nông nghiệp tại công ty Thủy Sính. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cây trồng, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp bà con có Giải pháp chăm sóc cây trồng mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Tôi hy vọng kiến thức và kinh nghiệm tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bà con nông dân

Bạn đánh giá thế nào về bài viết ?

Thất vọng
Không hữu ích
Bình thường
Hữu ích
Rất hữu ích

Những sản phẩm
có thể bạn quan tâm

4.9(66)
Đã bán 15.267
Mua 2 tặng 1
Liên hệ
4.9(59)
Đã bán 10.991
Giá chiết khấu
100.000 VNĐ
4.9(75)
Đã bán 15.872
Mua 2 Thùng Freeship
Liên hệ
4.9(72)
Đã bán 10.873
Giá chiết khấu
Liên hệ
4.9(83)
Đã bán 10.762
Mua 2 Freeship
Liên hệ

Sản phẩm đã xem

Không có sản phẩm nào đã xem!